Tổng quan Outron

  • Quá trình chế biến ARN sơ khai sau khi được phiên mã từ gen có nội dung chủ yếu là cắt bỏ các đoạn ARN không có mã di truyền và nối các đoạn có mã di truyền lại với nhau, từ đó tạo thành ARN trưởng thành (xem chi tiết ở trang "Xử lý ARN". Sự cắt rồi ghép nối này gọi là RNA splicing (cắt nối ARN). Trong di truyền phân tử phân biệt hai phương thức cắt nối (splicing) là cis-splicing (nghĩa đen là "cắt nối bên này") và trans-splicing ("cắt nối bên kia").

- Ở cắt nối-cis, các intron (không mã) của ARN sơ khai bị cắt bỏ, rồi các exon (có mã) được nối lại thành chuỗi liên tục, tạo nên ARN trưởng thành là khuôn trực tiếp cho quá trình dịch mã. Cơ chế này đã trình bày tóm tắt ở chương trình Sinh học phổ thông[4] và nâng cao.[5] Phương thức này phổ biến ở sinh vật nhân thực, nên có tác giả gọi là kiểu "bình thường" ("normal" splicing) hoặc kiểu "tiêu chuẩn" (standard splicing).[6]

- Ở cắt nối-trans cũng có cắt rồi nối đoạn mang mã, nhưng chỉ ở một bên (xem hình), đồng thời phát sinh một chuỗi gọi là outron.

  • Outron giống như intron về ba điểm sau:

- là chuỗi nuclêôtit ở đầu 5' của mARN sơ khai (pre mRNA);

- không mang mã di truyền;

- có hàm lượng GC (guanine-cytosine content) tương tự.[7]

  • Tuy nhiên, outron khác với intron ở:

- phát sinh trong quá trình xử lý ARN theo phương thức cắt nối trans (trans-splicing), còn trong cắt nối cis (cis-splicing) không xuất hiện;

- chuỗi outron nằm bên ngoài (out) gen,[8] còn chuỗi intron vốn nằm bên trong (in) gen, tuy đầu cắt nối của intrôn và của outron đều ở 3′ như nhau;[9]

- trong outron có một trình tự đóng vai trò như một vùng nhận cắt nối (splice acceptor) nhận tín hiệu cho phương thức cắt nối trans (trans-splicing).[2][10]